1. Điều gì thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà thông minh?
Nhờ sự hội tụ của những đổi mới công nghệ và nhu cầu thị trường, tòa nhà thông minh đang phát triển khá nhanh, ước tính sẽ có hơn một tỉ kết nối trong những tòa nhà thương mại thông minh vào năm 2018.
Các công nghệ hiện nay có tính kinh tế khi được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Chi phí phần cứng đã giảm đáng kể làm cho việc lắp đặt các cảm biến và thiết bị thông minh với chi phí hiệu quả cho cả những tòa nhà hiện có và những tòa nhà đang được xây dựng.
Khi việc kết nối trở nên phổ biến, một thách thức được đặt ra là xây dựng giao thức tiêu chuẩn hóa cho phép mọi thứ được kết nối với nhau và kết nối với các hệ thống khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Dữ liệu được lưu trữ, xử lý và phân tích trên đám mây giúp nhanh chóng thu được những thông tin quan trọng từ một lượng dữ liệu lớn của các tòa nhà. Những công nghệ tiên tiến này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng trong giải pháp tòa nhà thông minh mà còn thúc đẩy tăng trưởng giải pháp Internet of thing (IOT) nói chung.
2. Ai sẽ nhận được lợi ích từ tòa nhà thông minh?
Phần lớn các tòa nhà thông minh đang trở nên được quan tâm nhiều hơn vì chúng đáp ứng được những yêu cầu quan trọng của chủ đầu tư, đơn vị vận hành và người sử dụng. Nhiều chủ đầu tư quan tâm đến tòa nhà thông minh vì chúng mang lại khả năng giám sát và theo dõi thực trạng của tòa nhà. Điều này cho phép họ quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng không gian. Đối với nhiều chủ đầu tư là những công ty thương mại bất động sản, tòa nhà thông minh còn là điểm nhấn để giới thiệu về những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt và đồng thời là các nguồn doanh thu tiềm năng từ các dịch vụ.
Các đơn vị vận hành cũng có nhiều mục tiêu giống như chủ đầu tư như là giảm thiểu nhân lực và vật tư sử dụng, tăng hiệu quả công việc, xây dựng và phát triển môi trường kinh doanh bền vững. Nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng thông qua việc giảm thiểu tối đa những rủi ro và thời gian khắc phục sự cố bằng các hệ thống tự phân tích dữ liệu để dự đoán sự cố có thể xảy ra từ đó chủ động đề xuất phương án bảo trì.
3. Những lợi ích chủ yếu của tòa nhà thông minh là gì?
Về cơ bản giá trị của các tòa nhà thông minh chính là mang lại khả năng kiểm soát chặt chẽ và cụ thể từ đó các bên liên quan có thể chủ động hoặc phản ứng nhanh chóng đối với những thay đổi, tự điều chỉnh quy trình hoạt động cho phù hợp, điều chỉnh các nguồn vật tư tiêu thụ, nâng cao hiệu suất hoạt động và hiệu quả kinh doanh.
4. Xây dựng giải pháp nhà thông minh
Cho dù bạn đang sở hữu hoặc sử dụng kiểu nhà như thế nào, bạn đều nhận được lợi ích từ không gian nhà thông minh và kết nối. Microsoft đưa ra giải pháp tiêu chuẩn để giúp bạn ở mọi giai đoạn dù cho là bạn mới bắt đầu kế hoạch hay bạn đan tìm kiếm sự tối ưu cho những gì bạn đang sở hữu.
Kết nối thiết bị và cảm biến với đám mây
Nhà thông minh yêu cầu các thiết bị và cảm biến thu thập dữ liệu mặt đất về tình trạng hoạt động, trạng thái của tòa nhà, các điều kiện môi trường, sử dụng tài nguyên, sự lưu trú và nhiều thông tin khác. Khi các thiết bị và cảm biến được lắp đặt, bước tiếp theo là đảm bảo chúng được kết nối với những hệ thống thích hợp để thu thập và quản lý dữ liệu.
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Bước tiếp theo là tổng hợp dữ liệu để tổng hợp thông tin chi tiết và trực quan. Điều này liên quan đến việc xử lý dữ liệu, lưu trữ, phân tích và năng lực quan sát các luồng dữ liệu thời gian thức từ các thiết bị và cảm biến để để biến đổi thành các thông tin hữu ích.
Các giải pháp phân tích của Microsoft đem lại đồng thời sức mạnh của Big data và năng lực quan sát để biến đổi lượng lớn dữ liệu hỗn độn từ các tòa nhà thành các thông tin chi tiết có giá trị. Điều này giúp cho các cấp độ người dùng, ngay cả những người không có nhiều kỹ năng phân tích dữ liệu cũng có thể nhanh chóng tạo và chia sẻ đầy đủ dữ liệu, báo cáo tương tác để hỗ trợ đưa ra quyết định chính xác.
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
Với tính trực quan và cụ thể việc kiểm soát sẽ tốt hơn. Áp dụng kỹ năng đó để cải thiện quy trình hoạt động. Kết nối IOT cung cấp cho bạn không chỉ khả năng thu thập dữ liệu từ một thiết bị hoặc một cảm biến mà còn cho phép điều khiển nó từ xa. Điều này có thể liên quan đến việc chạy chuẩn đoán, thay đổi các chế độ độ cài đặt hoặc tạo ra các chế độ hoạt động mới từ xa. Các tòa nhà thông minh có thể học cách đưa ra những dự đoán và tối ưu hóa chính nó dựa trên lịch sử và xu hướng sử dụng, và thực thi các dịch vụ một cách chủ động để giảm thời gian chết và chi phí phát sinh.
Những giải pháp này không phải lúc nào cũng đòi hỏi việc áp dụng rộng rãi ngay lập tức. Những giải pháp IOT cho phép bạn linh hoạt thử nghiệp và áp dụng ở cấp độ nhỏ hơn. Khi nào mỗi giải pháp được kiểm tra và sẵn sàng triển khai trên diện rộng, bạn có thể mở rộng trên toàn bộ hệ thống của bạn, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn : Microsoft